Nguồn vốn ủy thác tại địa phương phát huy hiệu quả và tăng trưởng hàng năm từ khi có chỉ thị 40 CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư
Có thể nói từ khi có Chỉ thị 40 CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư thì nguồn vốn ủy thác tại địa phương được tăng đều hằng năm. Những năm qua cấp ủy đảng chính quyền địa phương luôn quan tâm dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Krông Búk để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, tiếp sức cho người dân vươn lên phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Tính đến nay UBND huyện chuyển sang NHCSXH huyện Krông Búk số tiền 9.469 triệu đồng để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW nguồn vốn ủy thác địa phương tăng: 8.169 triệu đồng. Xác định nguồn vốn vay ưu đãi có vai trò quan trọng hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Những năm qua, bên cạnh nguồn vốn của trung ương, của tỉnh, UBND huyện đã trích từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ nguồn vốn ủy thác của địa phương, NHCSXH đã tổ chức giải ngân kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Nguồn vốn đã tiếp sức cho các hộ phát triển nhiều mô hình: chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh… có hiệu quả.
Ảnh: Cán bộ NHCSXH huyện Krông Búk giải ngân nguồn vốn đến người dân.
Trong điều kiện nguồn lực của địa phương còn hạn chế nhưng hằng năm UBND huyện đã quan tâm bố trí nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay, điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Từ nguồn vốn này đã giúp nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Để nguồn vốn địa phương phát huy hiệu quả đúng đối tượng thụ hưởng hằng năm Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đều phân công các thành viên Ban đại diện kiểm tra giám sát đồng thời nêu cao vai trò, trách nhiệm của các Cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội, xác định đây là một nội dung công tác thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền các cấp.
Thường xuyên Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.
Tác giả: NHCSXH huyện Krông Búk